Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hoàn hảo thì không thể thiếu sự đóng góp của các loại rau xanh, củ quả, trái cây. Do đó, trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên lưu ý lựa chọn rau xanh thật kỹ lưỡng để cân bằng và đảm bảo nhu cầu về dưỡng chất cho cơ thể, sức khỏe của mình và đứa bé. Trong số nhiều loại rau quen thuộc với bữa cơm gia đình thì rau ngót lại bị đưa vào danh sách hạn chế dùng cho mẹ bầu. Đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ, bạn phải tuyệt đối không ăn rau ngót. Kể cả bắt đầu sang tháng mang thai thứ tư và người mẹ khoẻ mạnh thì vẫn nên hạn chế nhất có thể.
Mục Lục
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót là một loại rau phổ biến ở Việt Nam. Rau ngót dễ chế biến thành các món ăn ngon. Nhưng có nhiều người cho rằng bà bầu ăn rau ngót bị sảy thai. Thực tế, rau ngót có rất nhiều dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Trong 100g rau ngót cung cấp:
– 6 mcg carotin
– 185 mg vitamin C
– 2,2g vitamin PP
– 100 mcg vitamin B1
– 400 mcg vitamin B2
– 5,3g đạm
– 3,4g tinh bột
– 169 mg canxi
– 2,7 mg sắt
– 64,5 mg phốt pho
– 3,1g lysin
– 2,5g methionin
– 1g tryptophan
– 4,7g phenylalanin
– 6,5g threonine
– 3,3g valine
– 4,6g leucine
– 3,3g isoleucine
Rau ngót rất giàu vitamin C, B1, B6, magie, kali, canxi, phốt pho… và đây đều là những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Vậy bà bầu ăn rau ngót được không?
Vì sao mẹ bầu nên hạn chế ăn rau ngót?
Theo Dược thư Việt Nam 2020 có khuyến cáo không sử dụng papaverin cho người có thai, hợp chất này có khả năng gây sảy thai. Trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin nên khuyến cáo không nên ăn rau ngót cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Vậy bà bầu 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng hay 8 tháng có ăn được rau ngót không? Trường hợp này được chia làm 2 đối tượng:
– Bà bầu từ tháng thứ 4 trở đi mang thai khỏe mạnh bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót, chế biến rau ngót thành các món ăn theo sở thích để cung cấp thêm vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, magie, kali, phốt pho, sắt, canxi… cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu không ăn quá 30g rau ngót/ 1 lần ăn và không ăn quá nhiều lần trong tháng. Bà bầu có thể luộc, hấp hoặc nấu canh rau ngót để ăn.
– Bà bầu có thể trạng yếu, có tiền sử sinh non, sảy thai, gặp các vấn đề như ra máu, dọa sảy… thì không nên ăn rau ngót khi có thai.
Các tác dụng không mong muốn của rau ngót
Mặc dù rau ngót có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cần thiết cho bà bầu và thai nhi nhưng bà bầu 3 tháng đầu có thể chất yếu, tiền sử sảy thai, sinh non… được khuyến cáo không nên ăn. Còn những bà bầu khỏe mạnh bình thường có thể ăn rau ngót nhưng ăn rất hạn chế. Về cơ bản, bà bầu ăn rau ngót nhiều có thể gặp phải những tác hại đó là:
Sảy thai:
Trong rau ngót tươi có hàm lượng papaverin khá cao, đây là chất gây kích thích co thắt tử cung. Nếu ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn rau ngót khi mới mang thai, tử cung co thắt nhiều có khả năng đẩy thai ra ngoài gây sảy thai. Chính vì vậy, bà bầu cần cẩn trọng với việc ăn rau ngót khi mang thai. Theo một số quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh hoặc sau khi sảy hoặc nạo phá thai uống nước rau ngót sống có thể tránh được tình trạng sót rau, đẩy máu tụ trong tử cung, dạ con ra ngoài. Vì vậy, đối với phụ nữ có thai, cần hết sức cẩn trọng đối với rau ngót.
Khó hấp thụ sắt và canxi: Hợp chất glucocorticoid sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, hợp chất này có thể gây cản trở hấp thụ canxi hoặc phốt pho, sắt vào cơ thể.
Mất ngủ: Mẹ bầu ăn rau ngót khi mang thai có thể gây nên hiện tượng mất ngủ, khó thở, ăn uống kém…
Những loại rau xanh thay thế rau ngót tốt cho bà bầu
Về cơ bản, mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn rau ngót và tuyệt đối không sử dụng rau ngót sống khi mang thai. Bà bầu có thể ăn các loại rau khác để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ trong quá trình mang thai.
Rau cần
Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic; vitamin B, C; canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…
Theo Đông y, rau cần nước còn có các tác dụng như: giảm ho, chống viêm, long đờm; hạ huyết áp, kháng nấm, giảm đường, mỡ máu… Là loại rau giàu chất xơ nên rau cần có vai trò như một chiếc chổi “quét” tất cả chất thải ra khỏi hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, mùi thơm của rau cần còn có công dụng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giảm huyết áp.
Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh rất giàu axit folic, magie, phốt pho, vitamin K, A … Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu, giúp ngừa táo bón, chuột rút. Bổ sung canxi ngừa loãng xương, tốt cho sự phát triển xương, răng, tóc của thai nhi. Đồng thời, axit folic của bông cải xanh giúp ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh.
Cải thìa
Rau cải thìa giàu vitamin C, vitamin K, vitamin A và beta-carotene, phốt pho, kẽm, natri, đồng, mangan, selen, niacin và choline… tốt cho hệ tim mạch, ngừa viêm khớp, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Rau bina (rau chân vịt)
Rau bina giàu sắt, Vitamin C, A giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu. Vitamin K, canxi trong rau bina tốt cho xương và răng. Vitamin C, E, carotenoid trong rau bina tác dụng chống oxy hóa cho mẹ bầu. Về cơ bản, các loại rau xanh đậm đều rất tốt cho bà bầu, bổ sung chất xơ, vitamin hiệu quả, mẹ bầu hãy đa dạng thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Bắp cải
Bắp cải là nguồn cung giàu vitamin A, E, K, magiê, kẽm… rất tốt cho sự phát triển sức khỏe của thai nhi. Lưu ý là các loại rau trồng dưới nước như rau cần, rau muống, rau má, xà lách xoong… rất dễ nhiễm khuẩn. Do đó, khi sơ chế, bạn nên rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh. Phụ nữ mang thai tránh ăn sống các loại rau này để hạn chế nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi.