Nhiễm giun ở trẻ nhỏ sẽ gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 37 Second

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất vì trẻ rất hiếu động, hay bò trên sàn nhà và cho tay vào miệng, đôi khi nhặt đồ dưới đất lên ăn. Nhiễm giun ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển trí tuệ và thể chất. Đau bụng giun ở trẻ em là một triệu chứng điển hình giúp nhận biết và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Phòng ngừa bệnh giun sán giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế các biến chứng do giun gây ra.

Trẻ thường mắc phải các loại giun nào?

Giun đũa: Ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống,… vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.

Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.

Nếu trẻ thường thấy ngứa ở hậu môn thì có thể là do đã nhiễm giun
Nếu trẻ thường thấy ngứa ở hậu môn thì có thể là do đã nhiễm giun

Giun móc: Ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng,…

Giun tóc: Ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

Khi bị nhiễm giun trẻ có những triệu chứng gì?

– Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng vùng rốn, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.

– Trẻ nhiễm giun thường khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.

– Trẻ biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hằng ngày.

– Trẻ em gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.

– Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

– Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan.

Có cách gì để điều trị và phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ?

Để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm giun sán thì các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

– Vệ sinh môi trường sống: Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra môi trường, không dùng phân tươi hoặc chưa ủ kỹ để bón cây, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không để chó, gà,… tha phân gây ô nhiễm môi trường.

– Cho trẻ ăn chín, uống chín, khi ăn các loại rau quả cần rửa sạch và gọt vỏ.

Tập thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ để diệt khuẩn và ấu trùng giun
Tập thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ để diệt khuẩn và ấu trùng giun

– Thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.

– Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Đi giày dép thường xuyên, nhất là khi đi ra vườn, nền đất cát.

– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà có một người bị nhiễm giun, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

81 − = 79