Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé bố mẹ cần để ý

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 5 Second

Bạn có khi nào đặt câu hỏi liệu bé nhà mình có đang ngủ đúng cách chưa? Liệu cho con ngủ đủ thời gian như sách báo ghi đã là đủ chưa? Liệu chất lượng giấc ngủ có ở mức tốt hay không? Đừng nghĩ chỉ cần vỗ vỗ cho bé nhắm mắt lại, chìm vào giấc ngủ là đã xong việc. Hãy để ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ sau đây. Từ đây bạn sẽ có những lưu ý khi cho con ngủ và bé cũng có thể có nhiều giấc ngủ tốt hơn đấy.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Cho bé vận động hiệu quả trước khi ngủ

Trẻ con tuổi toddler (1-3 tuổi) có rất nhiều năng lượng. Nó cần được vận động để xả bớt năng lượng. Vì thế vào ban ngày, hãy cho con được chạy nhảy, đùa nghịch ngoài trời. Hãy cho con vận động thể chất tối đa. Tuy nhiên, cần tránh chạy chơi, đùa giỡn mạnh và la hét trước giờ ngủ. Nó sẽ làm con có thể nằm mơ và dễ giật mình vào ban đêm.

Hãy cho bé vận động hiệu quả trước khi ngủ
Hãy cho bé vận động hiệu quả trước khi ngủ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tránh cho con ăn những thức ăn chứa quá nhiều đường như bánh kẹo quá ngọt hay chocolate; không uống các loại nước hoa quả nhiều Vitamin C như nước cam, quýt vào bữa chiều tối. Không ăn quá no và quá sát giờ đi ngủ. Như vậy con có thể bị đầy bụng, khó tiêu gây ra khó ngủ. Nếu con muốn, có thể cho con một cốc sữa trước khi ngủ.

Giờ ngủ phải hợp lý

Hãy đảm bảo cho con được đi ngủ sớm, với số giờ ngủ phù hợp với lứa tuổi của con. Càng thức khuya, con càng bị kích thích và căng thẳng thần kinh. Từ đó có thể dẫn tới việc con càng khó ngủ. Bé có thể không thoải mái khi thức dậy vào sáng hôm sau. Ngoài ra, hãy tránh cho con ngủ trưa vào buổi chiều quá muộn. Việc này sẽ ảnh hưởng tới giờ đi ngủ đêm của con. Nếu cần điều chỉnh giờ đi ngủ cho con sớm hơn, bố mẹ hãy điều chỉnh từ từ, mỗi ngày sớm hơn khoảng 10-15 phút để cơ thể con quen dần. Việc bắt con đi ngủ sớm hơn 1-2 tiếng đột ngột thường sẽ làm con phản kháng hơn là hợp tác.

Cho con đi ngủ sớm với số giờ ngủ phù hợp với lứa tuổi của con
Cho con đi ngủ sớm với số giờ ngủ phù hợp với lứa tuổi của con

Hãy giảm ánh sáng đèn

Khi đã đến giờ đi ngủ, hãy vào phòng cùng con, giảm ánh sáng đèn và mở nhạc nhẹ, du dương nếu cần thiết. Cơ thể con sẽ điều chỉnh dần qua trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn, con sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn so với việc chơi lâu trong phòng quá sáng.

Cha mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ

Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để Bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Ban ngày, khi bé còn thức, bạn hãy:

  • Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
  • Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
  • Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
  • Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày
  • Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm:

  • Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
  • Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện nhiều.
  • Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Dạy bé tự ngủ

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh.

Một số thông tin về giấc ngủ của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh: Thông thường trẻ sơ sinh ngủ liên tục trong ngày, khoãng 16-18 tiếng. Bé chỉ thức dậy khi đói và lúc bé đi tiêu tiểu mà thôi. Bé sơ sinh ngủ nhiều là vì bé vẫn chưa quen với ánh sáng bên ngoài và vẫn còn duy trì thói quen nhắm mắt giống như khi bé còn trong bụng mẹ.

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp và học các kỹ năng đầu đời. Giấc ngủ ngon và việc ngủ đủ giấc (khoãng 10-12 tiếng) sẽ giúp trẻ tập trung, ghi nhớ và tiếp thu, xử lý tình huống nhanh hơn so với các bé thiếu ngủ.

Giấc ngủ ngon sẽ cho bé nhiều lợi ích
Giấc ngủ ngon sẽ cho bé nhiều lợi ích

Trẻ trong độ tuổi tiểu học: Các bé ở độ tuổi này rất ham chơi và vui thích khám phá những điều mới lạ nên thường ngủ ít hơn và hay bỏ qua giấc ngủ trưa. Bé có thể tham gia các hoạt động thể chất rất tốt nhưng nếu ko ngủ đủ giấc thì việc phát triển trí não sẽ chậm hơn và tiếp thu bài học sẽ ko bằng các bạn khác. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh rằng các trẻ ngủ ngon và ngủ đủ giấc thường có khả năng đọc từ vựng nhanh hơn và có vốn từ nhiều hơn so với các trẻ khác. Do đó kỹ năng giao tiếp của các bé này cũng tốt hơn, tính tình ôn hoà lễ phép và chăm chỉ ngoan ngoãn hơn!

Chính vì vậy, bố mẹ nên linh động điều chỉnh và quy định giờ giấc ngủ trưa, tối cho phù hợp với trẻ để đảm bảo việc bé được ngủ ngon và đủ giấc mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm các bài viết khác về đời sống gia đình tại đây.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 4 = 1