Nếu núi Phú Sĩ là biểu tượng của Nhật Bản thì núi Bàn được chọn là biểu tượng của Nam Phi. Ngọn núi có đỉnh bằng phẳng nên được gọi là Núi Bàn, nơi đây có thể nhìn ra Cape Town và được chọn làm hình ảnh nổi bật trên lá cờ của Cape Town và các phù điêu khác của chính quyền địa phương. Ngọn núi là một phần của Vườn quốc gia Núi Bàn Nam Phi. Đến đây, du khách có thể sử dụng cáp treo hoặc đi bộ đường dài lên núi. Xem qua bài viết dưới đây của Zygotesys và tìm hiểu đôi nét về ngọn núi này nhé.
Mục Lục
Lịch sử của ngọn núi
Chuyện kể rằng, năm 1503, một người châu Âu là thủy thủ người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Saldahan lần đầu tiên đặt chân đến vịnh này. Bấy giờ Nam Phi vẫn còn rất hoang vắng và chỉ là nơi cư ngụ của thổ dân địa phương Khoikhoi.
Bất chợt trông thấy một dãy núi với hình dáng “lạ kỳ” nằm trong vịnh. Antonio de Saldahan chợt buột miệng thốt lên bằng tiếng Bồ Đào Nha: “Montanha da Mesa” mà theo tiếng Anh nó có nghĩa là “Table Mountain – Núi Đá Bàn”. Kể từ đó, cái tên “Table Mountain” hay “Núi Đá Bàn” được ra đời vào năm 1503 để đặt tên cho một ngọn núi, mà đỉnh của nó nhìn từ xa trông như một mặt bàn bằng phẳng. Và kể từ năm đó, cái tên vịnh “Table – cái bàn” cũng được ra đời để đặt tên cho vịnh ở nơi đây.
Con đường lên núi Bàn
Có rất nhiều con đường dẫn lên đỉnh núi Bàn. Đối với những ai yêu thích sự mạo hiểm có thể thử sức mình bằng cách đi bộ lên đỉnh hoặc đi bằng cáp treo. Cáp treo được xây dựng lần đầu tiên tại đây vào năm 1926; chính thức khai trương năm 1929. Năm 1997, cáp treo đã được nâng cấp nhằm phục vụ được nhiều du khách hơn.
Dân bản địa và cả du khách thường đi bộ lên núi Bàn bằng những con đường mòn quen thuộc. Lối đi phổ biến nhất đó là qua hẻm núi Platteklip Gorge. Trung bình mất khoảng 2.5 giờ để lên đỉnh và từ 1 – 3 giờ tuỳ tốc độ đi của mỗi người. Leo núi là một hoạt động tiêu khiển rất phổ biến ở núi Bàn. Người ta có thể lựa chọn những địa điểm leo núi có độ khó, dễ khác nhau xung quanh núi. Nói chung không quá khó khăn và mạo hiểm như ở các ngọn núi khác.
Ngọn núi Bàn được bao bọc bởi các vách đá thẳng đứng
Khía cạnh chính của núi Đá Bàn chính là một mặt bàn bằng phẳng; có kích thước khoảng 3 km theo chiều dài. Và được bao bọc sung quanh bởi các vách đá thẳng đứng. Cấu tạo nên mặt bàn này bao gồm các dãy núi: đỉnh “Ác quỷ – Devil” ở phía đông; ngọn núi “đầu sư tử – Lion Head” ở phía tây.
Nhìn một cách tổng thể về kiến trúc. Núi Đá Bàn giống như một sân khấu với: đỉnh Devil và núi Lion Head là 2 bên cánh gà của sân khấu; trung tâm Cape Town và cảng “vịnh bàn – Table Bay” đóng vai trò là tấm màn sân khấu nằm phía sau sân khấu. “Đồi tín hiệu – Signal” cùng với thành phố Bowl phía trước là một thính phòng để khán giả ngồi xem trên sân khấu; các diễn viên đang diễn một vở kịch. Nhiều du khách chọn cách đi bộ lên núi qua những con đường mòn. Lối đi phổ biến nhất là qua hẻm núi Platteklip Gorge và mất khoảng từ 1 – 3 giờ; tùy theo tốc độ đi của từng người.
Núi có hệ thống sinh học đa dạng
Không chỉ thu hút khách bởi vẻ đẹp kỳ lạ mà núi Bàn còn có một hệ thống đa dạng sinh học. Các nhà khoa học và các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học; coi nơi đây như một bảo tàng thiên nhiên. Với những loài cây nhỏ nhất thế giới và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đều tập trung phần lớn ở nơi này. Chưa kể đến các mảng thực vật nguyên thủy đang sinh sống trong các khe núi, mà chỉ cần ngay trên đỉnh núi đã phất hiện hơn 2200 loài thực vật bụi rậm mà hầu hết là dòng họ thuộc quốc hoa Nam Phi như: Protea. Các loài động vật hoang dã như: nhím, cầy, rắn, rùa, hươu, báo và mèo châu Phi,…
Với những vẻ đẹp hết sức độc đáo của mình; núi Bàn (Table Mountain) đã vượt qua vòng chung kết trong danh sách 28 kỳ quan thiên nhiên. Để trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới được UNESCO công nhận.