Trà gừng là thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người và được yêu thích bởi khả năng tăng cường hệ tiêu hoá, làm ấm bụng, ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, làm dịu cổ họng,… Một số người còn pha trà gừng mật ong uống hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và cũng vì hương vị thơm ngon đậm đà của chúng. Vậy bà bầu có thể uống trà gừng được không và nên uống bao nhiêu? Khi uống trà gừng, mẹ bầu nên lưu ý những điều gì, món này có gây ra tác dụng phụ hay không? Nếu bạn đọc đang thắc mắc các vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết chuyên mục Dinh dưỡng cho mẹ bầu chia sẻ hôm nay nhé.
Mục Lục
Thành phần dinh dưỡng của gừng
Trà gừng được làm bằng cách làm sạch gừng tươi. Hoặc gừng khô, thái mỏng rồi ngâm vào nước nóng. Trà gừng cũng có thể thêm một chút mật ong để uống vừa thơm vừa đậm đà. Trà gừng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tăng cường hệ tiêu hóa, làm dịu cổ họng, ngừa ung thư… Gừng là một loại củ có nhiều dinh dưỡng. Nó chứa gingerol – một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Trong 100g gừng có chứa khoảng:
– Calo: 80
– Carbohydrate: 17,8g
– Protein: 1,8g
– Chất béo: 0,7g
– Chất xơ: 2g
– Kali: 415mg (12% DV)
– Đồng: 0,2mg (11% DV)
– Mangan: 0,2mg (11% DV)
– Magie: 43 mg (11% DV)
– Vitamin C: 5 mg (8% DV)
– Vitamin B6: 0,2 mg (8% DV)
– Niacin: 0,7 mg(4% DV)
– Phốt pho: 34 mg (3%DV)
– Sắt: 0,6 mg(3% DV)
Ngoài ra, trong củ gừng cũng có tìm thấy một số khoáng chất với lượng nhỏ như canxi; kẽm, axit pantothenic, riboflavin và thiamin. Với những thành phần dưỡng chất này có tốt cho bà bầu không? Bà bầu có thể uống nước trà gừng được không?
Lợi ích của uống trà gừng khi mang thai
Có tới 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đây được gọi là hiện tượng ốm nghén.
- Rễ (củ) gừng chứa nhiều hợp chất thực vật có thể giúp giảm bớt một số khó chịu khi mang thai. Cụ thể, hai loại hợp chất trong gừng gồm: Gingerols và shogaols tác động lên các thụ thể trong hệ thống tiêu hóa. Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, do đó có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.
- Gingerol có lượng lớn trong gừng tươi. Trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Điều này có nghĩa là trà gừng có tác dụng chống buồn nôn. Phù hợp để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên uống trà gừng không?
Gingerol có trong gừng tươi, shogaols có trong gừng khô có tác dụng chống buồn nôn và phù hợp điều trị buồn nôn, nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó, gừng có tác dụng làm giảm đau co thắt tử cung. Vì vậy bà bầu từ 3 tháng có thể uống được trà gừng. Bà bầu có thể uống được trà gừng. Nhưng không nên uống khi gần đến ngày sinh vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Những bà bầu có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo. Vấn đề đông máu thì không uống trà gừng.
Lượng trà gừng khuyến cáo và tác dụng phụ
Bà bầu nên uống bao nhiêu trà gừng?
Uống trà gừng khi mang thai cần uống với số lượng hợp lý sẽ an toàn cho phụ nữ mang thai. Sản phụ có thể dùng đến 1 gram (1.000 mg) gừng mỗi ngày vẫn an toàn. Điều này tương đương với 4 tách (950ml) trà gừng đóng gói. Hoặc trà gừng tự làm từ 1 muỗng cà phê (5 gram) củ gừng nghiền ngâm trong nước. Có thai uống nước gừng mật ong được không? Bà bầu có thể uống trà gừng pha mật ong để uống có tác dụng giảm ốm nghén; giảm triệu chứng ho, cảm lạnh, giúp ấm bụng, cải thiện hệ tiêu hóa…
Tác dụng phụ của việc bà bầu uống trà gừng
Bà bầu có thể uống trà gừng với lượng rất ít và không quá thường xuyên. Những bà bầu có tiền sử sảy thai, bị mắc các vấn đề đông máu, bị ra máu âm đạo, bệnh dạ dày… Thì không nên uống trà gừng. Trà gừng có thể giúp cải thiện được tình trạng buồn nôn, ốm nghén. Cũng có thể giúp làm ấm cơ thể, cải thiện các vấn đề ho, cảm lạnh… Nhưng nếu uống thường xuyên và uống nhiều trà gừng có thể gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe bà bầu.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa và huyết áp
Bà bầu uống trà gừng nhiều và thường xuyên, Gingerols và shogaols trong gừng có tác dụng làm rỗng dạ dày. Giảm cảm giác buồn nôn. Nhưng nếu uống nhiều và thường xuyên có thể làm tăng dịch axit dạ dày. Gây ợ nóng, khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày. Trà gừng có ích cho người cao huyết áp, có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, đối với bà bầu có huyết áp thấp thì đây lại là một thức uống không nên sử dụng. Bà bầu uống trà gừng ngay trước khi ngủ có thể gây gián đoạn giấc ngủ, gây khó ngủ, mất ngủ.
Gây chảy máu
Trà gừng không nên uống khi gần tới ngày có dấu hiệu chuyển dạ. Vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng. Gừng có thể giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa đông máu. Nhưng nếu uống nhiều trà gừng thì bà bầu có thể đối mặt với nguy cơ chảy máu và rối loạn trong cơ thể do gừng có tính nóng.
Ảnh hưởng thai nhi
Thực tế thì gừng không có nhiều chất dinh dưỡng. Và phải sử dụng nhiều mới có thể có được các chất dinh dưỡng của gừng. Nhưng nếu bà bầu ăn hoặc uống nhiều gừng và liên tục thì có thể gây co thắt tử cung, chảy máu âm đạo, sảy thai. Bà bầu mang thai tháng cuối có thể bị sinh sớm.
Cách uống trà gừng cho bà bầu
– Gừng tươi: Rửa sạch gừng sau đó thái lát hoặc xay nhuyễn 5g gừng (không sử dụng nhiều hơn). Sau đó cho vào cốc và thêm nước sôi vào. Lượng nước đậm, nhạt tùy vào sở thích của mẹ bầu. Mẹ có thể thêm 1 thìa mật ong để làm tăng hương vị và dễ uống hơn.
– Gừng khô: Cho 1 lượng gừng khô 1g vào cốc, thêm nước sôi vào khoảng 30 giây rồi gạn chỏ hết nước. Sau đó cho tiếp nước sôi vào với lượng đậm nhạt theo sở thích và chờ cho gừng hòa vào nước là có thể uống được.
– Trà gừng: Mẹ bầu có thể mua các túi trà gừng túi lọc và pha với nước sôi để uống. Chỉ nên pha 1 gói trà túi lọc cho 1 lần uống, không nên uống quá nhiều
Bà bầu có thể uống trà gừng với một lượng nhỏ và không nên uống thường xuyên tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đọc hay thường xuyên theo dõi bài viết tại chuyên mục Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu nhé.