Du lịch Gia Lai khám phá những bãi đá cổ hình lục lăng

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 50 Second

Du lịch Gia Lai luôn được coi là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và hiếm có khó tìm. Bởi cảnh đẹp nơi đây không chỉ rất nổi tiếng, mà còn luôn dễ dàng được nhiều người yêu thích. Trong số những địa điểm thu hút du khách nhất tại đây, không thể không nhắc đến những bãi đá cổ hình lục lăng có niên đại lên đến hàng triệu năm. Nơi đây còn giữ được những nét hoang sơ, bình dị nhất của núi rừng. Khung cảnh khó có thể tìm thấy, hay cảm nhận được nét độc đáo này ở bất kỳ địa điểm du lịch nào khác trên toàn thế giới.

Top 3 bãi đá cổ triệu năm không nên bỏ qua khi đi du lịch Gia Lai

Những khối đá bazan hình lăng trụ nằm san sát nhau tạo thành một quần thể đá có hình thù kỳ lạ, có niên đại lên đến hàng trăm triệu năm tuổi. Vì vậy tạo nên sức hút khó cưỡng cho ngành du lịch Gia Lai.

Bãi đá cổ Jrai Phă tại làng Vân

Bãi đá cổ ở làng Vân, thuộc thị trấn Yaly, huyện Chư Păh, người Jrai quanh vùng gọi nơi này là Jrai Phă (jrai nghĩa là thác nước, phă là bể). Một số khách đến tham quan còn gọi là suối Đá Đĩa. Vì nơi này có hình dạng như Ghềnh Đá Đĩa. Di tích quốc gia đặc biệt ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Bãi đá có hàng trăm cột đá có hình lục lăng, được xếp cạnh nhau san sát. Nhìn từ trên cao, nơi này như một “tổ ong” bằng đá khổng lồ. Theo các nhà địa chất, về hình thức, bãi đá tại con suối qua làng Vân có sự tương đồng với Ghềnh Đá Đĩa. Niên đại bãi đá đã vượt 100 triệu năm tuổi. Địa điểm này nằm giữa xã La Phí và thị trấn Yaly, con suối chảy qua nhiều làng của người Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Yaly. Trong khi suối chảy đến đoạn làng Vân thì trồi lên một bãi đá rộng khoảng 2 ha.

Top 3 bãi đá cổ triệu năm không nên bỏ qua khi đi du lịch Gia Lai
Bãi đá cổ triệu năm không nên bỏ qua khi đi du lịch Gia Lai

Quần thể đá cổ hình lục lăng ở làng Đôn Hyang

Bãi đá cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông, nằm cạnh nhà máy thủy điện H’Chan, xã Đê Ar, huyện Mang Yang. Những thanh đá tại đây có hình lục lăng tương đối đều đặn. Hình dáng đứng thẳng theo phương vuông góc, xiên nghiêng hoặc song song với mặt đất.

Từ lâu, quần thể đá nơi đây chịu tác động mạnh của dòng sông Ayun. Cho nên dễ bị bào mòn đáng kể và tạo nên những hình ảnh khác lạ so với bãi đá cổ tại làng Vân. Đường đi đến bãi đá quanh co, lối nhỏ, có nhiều đoạn dốc. Khi đến, khách tham quan có thể hỏi công nhân nhà máy thủy điện H’Chan để được hướng dẫn. Nơi này thỉnh thoảng có những đoàn khách ghé thăm. Đa phần là giáo viên, học sinh và thanh niên ở các xã thuộc 2 huyện Chư Sê và Mang Yang.

Thiên đường đá lục lăng tại xã Kông Yang

Cách thị xã An Khê khoảng 50 km là huyện Kông Chro. Người dân nơi đây tự hào vì huyện nhà có “thiên đường đá” lục lăng tại xã Kông Yang. Những bãi đá gắn với nhiều sự tích huyền bí, linh thiêng. Theo ngôn ngữ của người Ba Na, Kông Chro có nghĩa là núi lớn. Còn Kông Yang là núi trời, núi thiêng. Người Ba Na tin rằng những cụm đá, núi đá tại xã là nơi sơn thần trú ngụ. Đồng thời cũng là nhà của Yàng.

Những trụ đá bazan có hình lục lăng ẩn sâu trong lớp đất như chông như cọc. Kích thước dài từ 1,5 m đến 3 m mỗi cây, nằm san sát nhau. Tuy đá mọc khít nhau như vậy. Nhưng cây rừng tại xã Kông Yang vẫn sống được. Du khách đến xã Kông Yang có thể ghé thăm núi đá Ông ở làng Hra. Núi nằm sát bên dòng sông Ba hiền hòa, ngọn núi thẳng đứng có cụm đá hình lục lăng nhô ra bên sườn là điểm nhấn của khu vực này.

Khảo sát những bãi đá cổ triệu năm để phục vụ du lịch Gia Lai
Thiên đường đá lục lăng tại xã Kông Yang

Khảo sát những bãi đá cổ triệu năm ở Gia Lai phục vụ du lịch

Gia Lai sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực bãi đá cổ triệu năm để khai thác phục vụ du lịch. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 2648 /VP – KGVX giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. UBND huyện Chư Păh sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng khu vực bãi đá cổ. Cũng như môi trường sinh thái tại khu vực làng Vân, thị trấn Ia Ly và các vùng lân cận có dòng suối đá chảy qua.

Văn bản cũng yêu cầu các đơn vị khảo sát, đánh giá hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản (nếu có) tại khu vực trên. Đồng thời đánh giá tác động đối với phát triển kinh tế, xã hội, an ninh môi trường. Qua đó đề xuất giải pháp bảo vệ nếu đưa vào xếp hạng di tích, khai thác phục vụ du lịch.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 69 = 77