Trẻ 9 tháng tuổi ăn gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng, luôn khoẻ mạnh?

0 0
0 0
Read Time:7 Minute, 2 Second

Khi được 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu cho những thay đổi đáng kể về nhịp điệu sinh hoạt cũng như nhu cầu về dinh dưỡng. Trẻ dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển các kỹ năng, tương tác với mọi người xung quanh đồng thời giữ thời gian ngủ 14 tiếng tổng cộng nhằm phục hồi thể lực. Vậy các bậc phụ huynh nên làm thế nào để hỗ trợ trẻ tốt hơn trong quá trình này? Nhu cầu chung của các bé là gì và chúng ta phải xây dựng chế độ ăn uống thế nào cho phù hợp với các bé 9 tháng tuổi? Mời bạn đọc tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Dinh dưỡng trẻ cần ở giai đoạn 9 tháng tuổi

Bé 9 – 10 tháng tuổi đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhịp sinh hoạt. Các mẹ cùng tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý nhé:

– Mẹ cần cho bé ăn đủ ba bữa chính (bột hoặc cháo nấu nhuyễn) và bổ sung thêm khoảng 700 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình sippy.

– Bé ngủ khoảng 14 giờ một ngày bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa và hai giấc ngủ ngắn trong ngày.

– Bé bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc phát triển các kỹ năng và học cách tương tác với mọi người xung quanh.

Các mẹ nên tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý
Các mẹ nên tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý

Các nhóm chất luôn phải có trong thực đơn

Các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thịt… vẫn luôn là nguồn thực phẩm hàng đầu bổ sung dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. Bên cạnh những bữa chính vào các buổi sáng, trưa, chiều, các mẹ nên bổ sung các món ăn nhẹ vào hai buổi ăn dặm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, dù chế biến hay lập thực đơn cho trẻ như thế nào thì các mẹ cũng cần phải chú ý đến các nhóm thức ăn mà trẻ không thể thiếu được trong ngày, bao gồm:

+ Tinh bột, ngũ cốc: từ cơm, bánh mì, phở, nui, mì, ngũ cốc hay một chiêc bánh bông lan cỡ vừa…

+ Rau củ quả: Trong độ tuổi đang phát triển này thì hàng ngày trẻ nên ăn đầy đủ rau xanh và trái cây các loại như: táo, nho, mận, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ,… và các loại rau xanh khác nữa nhé.

+ Chất đạm và canxi: Chất đạm và canxi có trong thịt, cá, trứng, các loại đậu, sữa, phô mai, đậu hũ và các loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất.

+ Nguồn dinh dưỡng từ vitamin và chất khoáng có các loại hoa quả và một số thực phẩm khác.

9 điều cha mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn

  1. Trong một ngày mẹ nên cho trẻ ăn 5 bữa. Bao gồm 3 bữa chính/ngày và 1 bữa phụ.
  2. Nên cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng.
  3. Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
  4. Nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  5. Hình thành cho trẻ thói quen ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
  6. Không nên ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
  7. Không nên ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng.
  8. Cung cấp đủ nước cho trẻ.

Những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Các loại thịt nạc

Thịt, cá, rau, hoa quả là những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng
Thịt, cá, rau, hoa quả là những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Ngoài cung cấp năng lượng cho trẻ thì trong các loại thịt nạc có chứa một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì, tăng cường sức khỏe, đồng thời chất kẽm phong phú trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể chông nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.

Các loại rau có màu xanh đậm

Rau bina, rau dền xanh, rau cải, bông cải xanh,… đều là những loại rau rất giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả nữa đấy.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi đặc biệt là probiotic, chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng.

Các loại cây họ cam, chanh, quýt

Các mẹ có biết trong chanh, cam, quýt, bưởi tươichứa một hàm lượng vitamin C là thành phần quan trọng góp phần nâng cao sức đề kháng cho trẻ rất hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống nước chanh ấm, nước cam vắt, bưởi ép pha với mật ong mỗi ngày để bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật cho trẻ

Một số loại hải sản lành tính

Hầu hết tôm, cua, hàu, cá thu, cá mòi, cá hồi,… giàu chất kẽm và axit béo omega3 rất tốt cho việc nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 1 tuổi thì các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại hải sản có vỏ nhé vì nó dễ làm cho trẻ bị dị ứng và cũng rất nguy hiểm.

Gợi ý cách nấu cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo)

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Sườn non heo: 3 – 4 miếng

Hột gà: 1 lòng đỏ

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước: 250ml (1 chén đầy)

Nước mắm: Một ít

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.

Cháo óc heo – Đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo)

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)

Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Óc heo b ỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín. Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

Cháo gan gà – Khoai lang bí cho bé

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)

Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)

Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)

Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)

Nước mắm: Một ít

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 49 = 52